Liên kết website

Thống kê truy cập

Thông tin chỉ đạo điều hành

Hội nghị trực tuyến về quán triệt Chỉ thị của Ban Bí thư về phòng, chống dịch tả lợn châu Phi, sâu keo mùa thu

22/05/2019 00:00 210 lượt xem

Chiều 21.5, Tại Hội trường UBND xã dự Hội nghị trực tuyến quán triệt Chỉ thị Số 34-CT/TW ngày 20.5.2019 của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện hiệu quả công tác phòng chống, khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi. Do đồng chí: Thào Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Minh Tiến, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Dự hội nghị có các đồng chí Nguyễn Đăng Hiếu, Bí thư Đảng ủy xã, đồng chí Lục Văn Phong - Phó Bí thư đảng ủy xã, đồng chí Sân Tiến Phúc - Phó chủ tịch UBND xã và các đồng chí lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể xã, Bí thư chi bộ, trưởng 9/9 thôn. 

Trước diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu Phi, gây tổn thất lớn về kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển chăn nuôi lợn và đời sống của người chăn nuôi, ngày 20.5.2019, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 34-CT/TW về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác phòng chống, khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi. Ban Bí thư yêu cầu cấp ủy, chính quyền các cấp phải coi nhiệm vụ phòng chống, khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách lúc này, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội tổ chức thực hiện khẩn trương, kiên quyết, đồng bộ các biện pháp do Chính phủ và các bộ, ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn; lãnh đạo, chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền về tính chất nguy hiểm và tác hại nghiêm trọng của bệnh dịch tả lợn châu Phi đối với các hoạt động kinh tế và đời sống của nhân dân; chuẩn bị tốt các điều kiện để khôi phục chăn nuôi lợn ngay sau khi dịch bệnh được khống chế và đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc khác, gia cầm, thủy sản bảo đảm nhu cầu tiêu dùng của nhân dân; rút kinh nghiệm đợt phòng, chống vừa qua để chủ động phát hiện sớm, thông tin kịp thời và có biện pháp sẵn sàng phòng, chống các loại dịch bệnh khác có thể xảy ra đối với vật nuôi, cây trồng; UBND các tỉnh, thành phố bảo đảm kinh phí và các nguồn lực tổ chức triển khai có hiệu quả công tác phòng chống, khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi; kiện toàn, củng cố, tăng cường năng lực hệ thống thú y các cấp; Ủy ban MTTQ và các đoàn thể tích cực phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân về bệnh dịch tả lợn châu Phi; tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức chỉ đạo phòng chống, khống chế dịch ở từng cấp; người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp chịu trách nhiệm về việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả phòng chống, khống chế  dịch bệnh.

Hiện nay, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại xã Tân Trịnh (Quang Bình); tổng số lợn bị bệnh phải tiêu hủy là 55 con với trọng lượng trên 2.100kg. Ngay khi dịch bệnh xảy ra, lãnh đạo Sở NN&PTNT đã trực tiếp xuống địa bàn chỉ đạo công tác xử lý ổ dịch; UBND huyện Quang Bình thành lập các chốt chặn, tăng cường kiểm soát việc vận chuyển gia súc trong vùng dịch; triển khai các giải pháp khoanh vùng, dập dịch, khống chế dịch bệnh lây lan.

Đối với dịch sâu keo mùa thu, hiện nay, sâu keo đã xuất hiện tại 8/11 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh với tổng diện tích bị nhiễm sâu trên 4.240 ha, trong đó có 382 ha bị nặng. Ngành chức năng và các địa phương đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh, phun thuốc bảo vệ thực vật. Đến thời điểm này, cơ bản sâu keo mùa thu đã được khống chế.

Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận về các vấn đề còn hạn chế và đề xuất các giải pháp thực hiện tốt hơn công tác phòng, chống dịch và sâu keo mùa thu trong thời gian tiếp theo. 

Kết luận hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thào Hồng Sơn đánh giá cao sự vào cuộc của các cấp, các ngành trong triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch tả lợn châu Phi và sâu keo mùa thu trong thời gian qua; đồng thời yêu cầu các cấp, các ngành quan tâm, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nội dung Chị thị 34 của Ban Bí thư và các văn bản chỉ đạo của T.Ư, của tỉnh về phòng, chống dịch bệnh; người đứng đầu cơ quan Đảng, chính quyền các cấp chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy về công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phòng, chống dịch. Ban Tuyên giáo phối hợp với Sở NN&PTNT xây dựng kế hoạch tuyên truyền thiết thực, hiệu quả; nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng tình hình để trục lợi chính sách, các lực lượng chức năng vào cuộc quyết liệt, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.  UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính cân đối nguồn ngân sách dự phòng của tỉnh đảm bảo kinh phí phòng, chống dịch; Sở NN&PTNT tiếp tục tập huấn cho đội ngũ thú y cơ sở và các lực lượng liên quan; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Sở Ngoại vụ có công hàm gửi các huyện của Trung Quốc giáp ranh với tỉnh để phối hợp triển khai phòng, chống dịch. Các lực lượng vũ trang tăng cường phối hợp phòng, chống dịch.     

 

Đối với dịch sâu keo mùa thu, ngành chức năng và các địa phương tiếp tục theo dõi diễn biến, tình hình phát triển sâu bệnh, phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời khi có xuất hiện sâu keo không để lây lan diện rộng; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tác hại và các giải pháp phòng trừ sâu bệnh cho cấp ủy, chính quyền và người dân.


Tin khác